Nuôi tôm mùa mưa - những điều cần lưu ý
Những lưu ý khi nuôi tôm mùa mưa!
Phần 1: Các hiện tượng cần chú ý khi nuôi tôm trong mùa mưa.
Khi trời mưa, ôxy hòa tan, pH, độ kiềm, độ mặn sẽ giảm đột ngột, bà con nuôi tôm dễ dàng nhận thấy các hiện tượng này khi đo các chỉ tiêu môi trường.
Nhiệt độ giảm làm tôm bị stress, tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn, kiểm tra nhá (vó) sẽ thấy thức ăn dư nhiều. Thức ăn dư thừa vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường ao.
Nhiệt độ thay đổi, môi trường biến động cũng làm cho tôm bị kích thích lột xác nhiều hơn.
Thiếu ánh nắng làm cho tảo tàn do không quang hợp được, cùng với thức ăn dư thừa, vỏ tôm lột tích tụ trong ao làm môi trường trở nên ô nhiễm nặng. Vì vậy sau những ngày có mưa, khi trời có nắng và nhiệt độ tăng lên lại, vi khuẩn trong ao sẽ bùng phát, nồng độ các độc chất amonia, nitrit, H2S thường tăng mạnh. Bà con sẽ thấy tôm yếu, nhất là sau khi lột xác, sức đề kháng thấp nên dễ bị nhiễm bệnh đường ruột, mềm vỏ.
Mưa cũng làm nồng độ khoáng chất trong nước giảm do đó cần bổ sung khoáng.
Phần 2: Các biện pháp và cách xử lý khi nuôi tôm mùa mưa.
- pH: Mưa nhiều thì trung hoà pH bằng CaO(Liều lượng thông thường: 10ppm, Tôm bé: Nước trong, Tôm lớn đánhcả xác, liều lượng điều chỉnh theo lượng mưa, đo pH nhiều để kiểm tra)
- Kiềm: Giữ kiềm > 130( được 150 trở lên thì tốt hơn) bằng CaCO3 (liều 40-50ppm), hoặc Bicarbonate (khi kiềm tụt sâu) + Khoáng nâng kiềm
- Dinh dưỡng tạt: Betaglucan(15%) + Vitamin C(10%), liều: 2ppm
- Giải độc nước: Sodium thiosulphate, Sodium Laurylsulphate và edta(edta sẽ gây tụt kiềm)
- Vào kháng sinh phòng: Tetracyline hoặc Flophenicol
- Diệt khuẩn: Test khuẩn dc thì tôt, nếu ko thì căn cứ lịch diệt khuẩn nếu cách 5-7 ngày chưa diệt khuẩn thì diệt khuẩn (Chú ý đường ống Cấp xả nước và đường ống oxy)
- Vi sinh môi trường: đánh hàng ngày. Tham khảo dòng vi sinh tươi Arica Biopro tại đây.
#tomthe #tomthechantrang #nuoitom #tomsu #nuoitomaodat #nuoitomaobat #nuoitombenvung #nuoitomcongnghecao #visinhtuoi #Arica #Ecadormilk #Ecadorpro #thaoduoc