EHP là gì? Mối nguy hiểm từ ký sinh trùng này
EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là loại ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trong ngành nuôi tôm. Không giống như những dịch bệnh bùng nổ, EHP hoạt động âm thầm nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng. Tôm bị nhiễm EHP thường chậm lớn, mất sức đề kháng và cuối cùng dẫn đến thất bại toàn diện vụ nuôi.
Tại sao EHP trở thành nỗi lo lớn nhất của người nuôi tôm?
- Khó phát hiện sớm: EHP không gây triệu chứng rõ ràng, khiến người nuôi khó nhận biết.
- Lây lan nhanh chóng: EHP lây qua nước, thức ăn và dụng cụ, khiến cả ao nuôi bị nhiễm bệnh.
- Không có thuốc đặc trị: Hiện nay, chưa có giải pháp đặc trị cho EHP, khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn.
- Thiệt hại kinh tế nghiêm trọng: Tôm bị nhiễm không chỉ phát triển kém mà còn trở thành nguồn phát tán bệnh lâu dài.
Những sai lầm phổ biến trong việc kiểm soát EHP
Chọn giống không kiểm định: Chọn tôm giống không xét nghiệm EHP là nguyên nhân chính dẫn đến vụ nuôi thất bại.
Chủ quan với môi trường ao nuôi: Không vệ sinh ao nuôi hoặc thiếu các biện pháp xử lý nước làm tăng nguy cơ lây lan.
Sống chung với EHP: Quan điểm "sống chung" với EHP là sai lầm, dẫn đến thất bại triền miên. Tại sao bạn phải "sống chung" trong khi bạn có sự lựa chọn khác là phòng ngừa nó ngay từ ban đầu?
Giải pháp phòng ngừa EHP hiệu quả
Chọn giống sạch bệnh:
- Mua giống từ các trại uy tín, yêu cầu kiểm định bằng RT-PCR hoặc soi tươi, nhuộm màu huỳnh quang, nhuộm màu Giemsa.
- Đầu tư vào giống sạch bệnh là cách tốt nhất bảo vệ vụ nuôi.
Xử lý môi trường triệt để:
- Sử dụng ao lắng sâu, ao chứa để loại bỏ mầm bệnh từ nước.
- Đảm bảo vệ sinh dụng cụ và môi trường ao nuôi.
Sử dụng vi sinh tươi:
- Tăng cường vi sinh để ổn định môi trường và hạn chế sự phát triển của EHP.
Không chủ quan:
- Đừng tin vào những lời khuyên "sống chung" với EHP. Đây không phải là giải pháp mà là thảm họa cho vụ nuôi.